Ngày 20/8/2014, Việt Nam chính thức được Liên hiệp Quốc công nhận đã gia nhập vào 2 Công ước là: Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ và Công ước về Biển báo – Tín hiệu đường bộ (gọi tắt là công ước Vienna). Có 73 quốc gia (trong đó đa số là các nước Châu Âu và 5 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Indonesia) tham gia công ước Vienna.
Ngày 20/10/2015, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 58/2015/TT-BGTVT Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, trong đó công nhận giấy phép lái xe quốc tế của các nước đã tham gia Công ước Vienna được sử dụng tại Việt Nam. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016.
Theo công ước này, giấy phép lái xe quốc tế (GPLX) (International Driving Permit – IDP) được các nước tham gia Công ước cấp có giá trị sử dụng chung. Do đó, Việt Nam được phép cấp giấy phép lái xe quốc tế tại Việt Nam, công dân Việt Nam khi được cấp giấy phép lái xe quốc tế sẽ được lái xe ở các nước tham gia công ước Vienna mà không phải học, thi lấy GPLX của nước sở tại.
Việt Nam cũng công nhận, cho phép công dân các nước sử dụng giấy phép lái xe quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của các nước tham gia Công ước Vienna cấp, mà không phải đổi sang giấy phép lái xe của Việt Nam.
GPLX quốc tế được cấp tại Việt Nam được in theo mẫu thống nhất của Công ước Vienna là dạng quyển có nhiều trang (giống hộ chiếu) gồm 5 thứ tiếng là Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha và tiếng Việt, trong đó ghi rõ loại ôtô, môtô mà người có GPLX quốc tế được điều khiển. Phôi mẫu GPLX quốc tế do Bộ Công an xây dựng có tính bảo mật cao và đảm bảo thống nhất với mẫu chung của Công ước.
* Một số lưu ý:
– Theo quy định của công ước thì người có bằng lái quốc tế khi lái xe phải mang theo GPLX quốc gia trên lãnh thổ các nước tham gia công ước mới hợp pháp. Bằng lái quốc tế do VN cấp sẽ không có giá trị sử dụng ở VN vì đã có GPLX quốc gia. Tuy nhiên, bằng lái quốc tế do VN cấp cũng có thể sử dụng ở các quốc gia tham gia Công ước Giao thông đường bộ năm 1968 (với điều kiện kèm theo GPLX quốc gia cấp). Trường hợp không có bằng lái quốc tế mà chỉ có GPLX quốc gia thì người tham gia giao thông phải làm thủ tục đăng ký thêm GPLX do quốc gia cấp, giấy phép này có thời hạn và được sử dụng xe hạng tương ứng ở nước đó.
– Người VN tham gia giao thông ở những nước chưa tham gia công ước thì người điều khiển phương tiện phải tuân thủ các quy định tại mỗi nước sở tại.
– Đối với người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại VN (có giấy chứng minh thư ngoại giao, giấy chứng minh thư công vụ, thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ thường trú với thời gian từ 3 trở lên)
+ Nếu có GPLX quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở VN phải làm thủ tục đổi sang GPLX tương ứng của VN (điểm g khoản 5 Điều 37 Thông tư 12/2017 của Bộ GTVT)
+ Nếu có GPLX quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của các nước tham gia Công ước Giao thông đường bộ năm 1968 cấp, còn thời hạn sử dụng thì được lái loại xe quy định đã ghi trong GPLX mà không phải đổi sang GPLX VN (nhưng phải kèm theo GPLX quốc gia cấp).
+ Nếu có GPLX quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của các nước tham gia Công ước Giao thông đường bộ năm 1968 cấp, còn thời hạn sử dụng thì được lái loại xe quy định đã ghi trong GPLX mà không phải đổi sang GPLX VN (nhưng phải kèm theo GPLX quốc gia cấp).
– Giấy phép lái xe Quốc tế không phải là bằng lái quốc tế IAA (International Automobile Association – Hiệp hội lái xe quốc tế) như các trang web dịch vụ giới thiệu là có thể sử dụng tại các quốc gia nằm ngoài danh sách trên, như Mỹ, Canada, Úc, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia hay Lào…Thực ra giấy này không có giá trị pháp lý. Bằng của IAA chỉ là bản dịch, trong đó nó có ghi rõ phải đem theo cả bằng lái xe gốc của từng nước sở tại nữa mới có giá trị. (tức là chỉ có tác dụng khi đi kèm bằng chính của mỗi nước)
* Những lý do nên có giấy phép lái xe quốc tế:
+ Người Việt Nam ra nước ngoài nếu có GPLX quốc tế do cơ quan có thẩm quyền trong nước cấp sẽ được điều khiển phương tiện mà không phải làm thủ tục xin cấp bằng lái xe của nước sở tại như trước đây. Và điều này cũng áp dụng tương tự đối với người nước ngoài đến Việt Nam.
+ Người sử dụng GPLX quốc tế khi lái xe nếu được cơ quan kiểm soát giao thông ở nước sở tại yêu cầu xuất trình GPLX thì xuất trình theo yêu cầu để họ kiểm tra mà không cần phải đăng ký trước với cơ quan quản lý giao thông ở nước đó về việc có GPLX quốc tế. Người sử dụng GPLX quốc tế có thể lái xe qua nhiều nước (áp dụng đối với những nước Châu Âu).
+ Đối với các nước tham gia Công ước Vienna đang sử dụng xe tay lái nghịch thì người có giấy phép lái xe quốc tế của nước đã tham gia Công ước được phép điều khiển xe tay lái nghịch mà không cần phải làm thêm thủ tục gì khác.
+ Trong một số trường hợp, giấy phép lái xe quốc tế có thể còn được chấp nhận như một thẻ căn cước thay cho hộ chiếu. (Ví dụ: sử dụng GPLX quốc tế để thuê phòng khách sạn, làm một số thủ tục khác…)
+ Các nước châu Âu (ví dụ như Đức, Thụy Sỹ…) thậm chí là ở cả Mỹ chỉ cần dùng bằng lái PET do Bộ GTVT cấp có song ngữ Anh Việt là đủ (xem chi tiết tại đây). Có thể dùng bằng này để thuê xe tự lái đi thoải mái mà không sợ bị CSGT nước sở tại hỏi thăm.
+ Các nước châu Âu (ví dụ như Đức, Thụy Sỹ…) thậm chí là ở cả Mỹ chỉ cần dùng bằng lái PET do Bộ GTVT cấp có song ngữ Anh Việt là đủ (xem chi tiết tại đây). Có thể dùng bằng này để thuê xe tự lái đi thoải mái mà không sợ bị CSGT nước sở tại hỏi thăm.
* Thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế:
+ GPLX quốc tế được cấp song song với GPLX quốc gia. Người đã có giấy phép lái xe quốc gia sẽ được cấp giấy phép lái xe quốc tế nếu có yêu cầu, không phải học hoặc thi lại để cấp.
+ Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe quốc tế đến Cơ quan quản lý giao thông có thẩm quyền (Tổng cục đường bộ, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố) nộp giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn và điền vào mẫu tờ khai đề nghị cấp GPLX quốc tế, mang theo sổ hộ chiếu, thẻ thường trú (đối với người nước ngoài) để đối chiếu.
+ Mức phí cấp GPLX quốc tế: 135.000 đồng.
+ Thời gian nhận bằng lái: sau 5 ngày kể từ ngày có giấy hẹn.
+ Thời hạn sử dụng GPLX quốc tế là 3 năm (theo quy định chung của công ước).
* Đổi giấy phép lái xe quốc tế ở đâu
+ Hiện nay, Chỉ có Tổng cục đường bộ và 2 địa phương là TP Hà Hội và Tp Hồ Chí Minh được cấp giấy phép lái xe quốc tế. Tại Hà Nội, Sở GTVT Hà Nội thực hiện cấp GPLX quốc tế tại bộ phận Một cửa, địa chỉ: 16 Cao Bá Quát – Ba Đình – Hà Nội. Tại Tp Hồ Chí Minh, người dân gọi đến tổng đài 081081 để đăng ký thời gian và đến làm thủ tục tại địa chỉ 252 Lý Chính Thắng, phường 9, quận 3. (Phòng Quản lý đăng ký GPLX – sở GTVT Tp Hồ Chí Minh)