Áp dụng quy tắc giao thông để xử lý tình huống thực tế, giúp người lái xe xác định chính xác thứ tự các xe khi qua nơi giao nhau.
Đối với các sa hình phức tạp ở các loại đường khác nhau, trước khi xử trí và chọn cách đi cho các phương tiện, cần phải phân tích đặc điểm đường sá (đường ưu tiên hay không ưu tiên, đường giao nhau là ngã ba, ngã tư có hay không có vòng xuyến, vạch kẻ đường), đặc điểm của phương tiện (có những loại phương tiện nào, phương tiện đang đứng ở vị trí nào và muốn rẽ theo hướng nào), các loại biển báo nào có ở trên đường sắp di chuyển tới.
Khi đã quan sát đặc điểm của sa hình, người điều khiển xe cần điều khiển xe theo các nguyên tắc xử lý sa hình như sau:
Ưu tiên 1 qua nơi giao nhau: Xe có đường riêng
Các loại xe có đường riêng như: Tàu hỏa, tàu điện hay xe ôtô buýt, khi đường riêng cắt ngang đường bộ thì quyền ưu tiên thuộc về các loại phương tiện chạy trên đường riêng.
Lưu ý: Khi dừng trước nơi giao nhau giữa đường sắt không có rào chắn, xe phải dừng tính từ cảng xe đến đường ray thứ nhất một khoảng cách tối thiểu 5m.
Ưu tiên 2 qua nơi giao nhau: Quyền bình đẳng các xe trên đường giao nhau
Khi tới đường giao nhau, xe thô sơ và xe cơ giới đều có quyền bình đẳng ngang nhau, xe nào vào nơi đường giao nhau trước thì xe đó được đi trước.
Ưu tiên 3 qua nơi giao nhau: Loại xe ưu tiên theo quy định Luật Giao thông đường bộ
Một số xe ưu tiên theo quy định của Luật, được quyền đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới(kể cả đường không ưu tiên), theo thứ tự ưu tiên. Gồm có: 1. Xe cứu hỏa; 2. Xe Quân sự; 3. Xe Công an; 4. Xe cứu thương.
Ưu tiên 4 qua nơi giao nhau: Xe ở trên đường ưu tiên
Tại những nơi giao nhau giữa một đường ưu tiên và một đường không ưu tiên hoặc giữa một đường chính và một đường phụ thì quyền ưu tiên dành cho xe chạy trên đường ưu tiên và trên đường chính bất kỳ từ hướng nào tới.
Ưu tiên 5 qua nơi giao nhau: Những xe mà phía bên phải theo chiều đi của nó (xe mình) không có xe
Khi các xe đến đường giao nhau đồng cấp cùng một lúc, thì xe nào mà bên phải theo hướng đi của nó không bị vướng (không có xe) sẽ được quyền đi trước.
Từ tình huống ưu tiên 2 đến ưu tiên 5 Cần lưu ý: Trên cùng tuyến đường, xe rẽ phải và đi thẳng được quyền đi trước; xe rẽ trái đi sau cùng.
Để dễ nhớ trong việc vận dụng quy tắc ưu tiên khi qua nơi giao nhau GIỮA ĐƯỜNG BỘ VỚI ĐƯỜNG BỘ, bạn có thể đọc câu “thần chú” sau:
NHẤT CHỚM => NHÌ ƯU = > TAM ĐƯỜNG => TỨ PHẢI
Lưu ý:
1- “Thần chú” này chỉ áp dụng cho nơi giao nhau giữa đường bộ với đường bộ thôi nhé(áp dụng từ trường hợp ưu tiên 2 đến ưu tiên 5;
2- Ứng với mỗi thứ tự ưu tiên cần phải xét cho hết xe trong tình huống ưu tiên đó đi trước; sau khi hết xe thuộc tình huống ưu tiên đó mới chuyển tiếp qua tình huống ưu tiên cấp thấp hơn.
Sau khi nắm vững quy tắc ưu tiên của các xe khi qua nơi giao nhau, bạn có thể kiểm tra kiến thức lý thuyết phần xử lý các tình huống giao thông qua các câu hỏi trắc nghiệm TẠI ĐÂY